Xu hướng dạy học hướng tới sự phát triển năng lực toàn diện cho người học đặt ra những đòi hỏi mới cho môn ngữ văn ở trường trung học. Theo đó, mỗi bài học sẽ đặt ra và giải quyết những vấn đề phức hợp trên các phương diện khoa học bộ môn lẫn thực tiễn đời sống. Điều này cũng không mâu thuẫn với việc lấy văn bản làm trung tâm của bài học và tổ chức dạy học theo định hướng tích hợp hiện nay.
Ngữ văn là môn học thể hiện khả năng dạy học tích hợp ngay từ tên gọi. Việc dạy học ngữ văn hiện nay không tách bạch các nội dung đọc văn, làm văn và tiếng Việt như phân môn riêng. Để việc dạy học ngôn ngữ tiếng Việt, dạy học giao tiếp bằng ngôn ngữ cho học sinh gắn kết chặt chẽ với việc dạy học mỗi văn bản cụ thể trong chương trình.Nhằm giúp học sinh hiểu văn bản một cách sâu sắc, khoa học hơn, vừa làm cho bản thân việc dạy tiếng Việt đỡ khô khan, nặng nề, giảm được tính hàn lâm kinh viện, tránh được nguy cơ sa vào dạy lí thuyết ngôn ngữ.
Thư viện trường CĐSP Điện Biên xin được giới thiệu đến quý Thầy, Cô và các em sinh viên trong nhà trường cuốn sách “Văn bản và dạy học đọc hiểu văn bản ở trường Trung học cơ sở”.
Tác giả: Trịnh Thị Lan; khổ sách 17 x 24cm; nhà xuất bản Đại học Sư Phạm; xuất bản năm 2017.
Cuốn sách biên soạn đã được lựa chọn và hệ thống hóa những tri thức về văn bản, có ý nghĩa với dạy học và đọc hiểu văn bản, trên cơ sở đó đề xuất một số cách thúc vận dụng những tri thức này vào dạy học đọc hiểu một loại văn bản cụ thể: Truyện dân gian.
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương với các chủ đề sau:
Chương 1: Văn bản và đọc hiểu văn bản.
Chương 2: Dạy học đọc hiểu truyện dân gian ở trường trung học từ góc độ văn bản.
Chương 3: Một số thiết kế bài học đọc hiểu truyện dân gian từ góc độ văn
Tác giả: Nguyễn Thị Hương